Câu điều kiện: Công thức, cách dùng và bài tập

Câu điều kiện

Câu điều kiện chính là điểm đầu ngữ pháp cũng như điều cần thiết trong Tiếng Anh mà bất cứ ai học đều phải nắm rõ. Nếu bạn đang gặp khó khăn và muốn có cái nhìn tổng quát dễ hơn, chi tiết và súc tích nhất về kiến thức cấu trúc của câu điều kiện thì xin mời bạn hãy ghé coi bài viết dưới đây nhé!

Câu điều kiện là gì?

Câu điều kiện (Conditional Sentences) là dạng câu dùng để diễn đạt, giải thích một sự việc có thể xảy ra hoặc không xảy ra và dẫn tới kết quả nào đó khi điều kiện nói đến diễn ra. 

Cấu trúc của các câu điều kiện như một câu phức  gồm 2 mệnh đề chính – phụ và hầu hết chứa “if”:

  • Mệnh đề chính là mệnh đề kết quả – “main clause”
  • Mệnh đề phụ chứa “if” hay còn gọi là mệnh đề điều kiện, nó diễn đạt đạt điều kiện để mệnh đề chính trở thành sự thật – “If clause”

Thông thường, mệnh đề chính đứng trước mệnh đề phụ đứng sau. Nhưng ta có thể đảo mệnh đề phụ lên trước mệnh đề chính và ngăn cách chúng bằng dấu phẩy.

Ví dụ:

  • If the weather is nice, my sister and I will go to the cinema tonight. (Nếu thời tiết đẹp, chị gái tôi và tôi sẽ đi rạp chiếu phim tối nay.)
  • If I were you, I would buy this book. (Nếu tôi là bạn, tôi sẽ mua cuốn sách đó.)
  • If I had taken his advice, I would have done my homework. (Nếu tôi nghe lời khuyên từ anh ấy, tôi đã hoàn thành bài tập.)
  • If we had more money, we would buy that house. (Nếu chúng tôi có nhiều tiền, chúng tôi đã mua ngôi nhà đó.)
Công thức các câu điều kiện, cau dieu kien
Công thức các câu điều kiện

Các loại câu điều kiện

Tùy thuộc vào mỗi thời điểm sự kiện xảy ra mà câu điều kiện cũng được chia thành nhiều dạng. Vậy hãy cùng tìm hiểu xem cấu trúc cũng như cách dùng của các loại câu điều kiện trong Tiếng Anh bạn nhé!

1. Câu điều kiện loại 0

Câu điều kiện loại 0 là dạng câu dùng để diễn tả một sự thật hiển nhiên về thế giới, xã hội, tự nhiên,… hoặc một đặc điểm thường thấy, thói quen của một cá nhân nào đó.

Ví dụ: If you leave the ice at a high temperature, it melts. (Nếu bạn để đá ở nhiệt độ cao, nó tan chảy.)
Phân tích: Đây là một sự thật hiển nhiên liên quan đến tự nhiên và khoa học.

Ta còn có thể dùng “when” thay “if” mà không làm đổi nghĩa của nó.

Ví dụ:

  • Plants die when they don’t have enough water. (Thực vật sẽ chết khi nó không có đủ nước.)
  • When plants don’t have enough water, they die. (Khi thực vật không có đủ nước, nó sẽ chết.)

Ngoài ra câu điều kiện loại 0 còn được sử dụng để đưa ra những lời chỉ dẫn, lời đề nghị.

Ví dụ: If you can play badminton, teach Tom how to play. (Nếu bạn có thể chơi cầu lông, hãy chỉ cho Tom cách chơi.)

Ta có thể chuyển mệnh đề if ra sau mệnh đề chính. Nhưng khi đó, ta không dùng dấu phẩy giữa hai mệnh đề.

Ví dụ:

  • If you pour oil into water, it floats. (Nếu bạn đổ dầu vào trong nước, nó nổi.)
  • My baby sister cries loudly if she is hungry. (Em gái nhỏ của tôi khóc to nếu nó đói.)

Cấu trúc câu điều kiện loại 0:

If + S + V(s/es), S + V(s/es)

  • If clause – Mệnh đề if: If + S + V(s/es) (Thì hiện tại đơn)
  • Main clause – Mệnh đề chính: S + V(s/es) (Thì hiện tại đơn)

2. Câu điều kiện loại 1

Câu điều kiện loại 1 là dạng câu dùng để diễn tả một điều kiện có thể xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai và dẫn đến kết quả trong tương lai.

Ví dụ: If the weather is fine, I will go swimming tomorrow. (Nếu thời tiết bình thường, tôi sẽ đi bơi vào ngày mai.)

Ta có thể dùng “should” trong mệnh đề phụ của câu điều kiện loại 1 để diễn tả khả năng xảy ra của sự việc đó là ít chắc chắn hơn, diễn tả sự tình cờ ngẫu nhiên. 

Ví dụ: If I should see Alex’s key somewhere, I will return it to him. (Nếu tôi nhìn thấy chìa khóa Alex ở đâu, tôi sẽ trả lại anh ấy.)

Cấu trúc câu điều kiện loại 1:

If + S + V(s/es), S + will + V(bare)

  • If clause – Mệnh đề if: If + S + V(s/es) (Thì hiện tại đơn)
  • Main clause – Mệnh đề chính: S + will + V(bare) (Thì tương lai đơn)

3. Câu điều kiện loại 2

Câu điều kiện loại 2 là dạng câu dùng để diễn đạt một giả thiết không hề có thật ở hiện tại và dẫn đến một kết quả không có thật ở hiện tại. 

Ví dụ: If I were taller, I would be a model. (Nếu tôi cao hơn, tôi sẽ trở thành người mẫu.)

Câu điều kiện loại 2 dùng để bày tỏ ước muốn hoặc khuyên nhủ. Là điều kiện không có thật nên ta dùng to be số nhiều “were” cho tất cả các ngôi.

Ví dụ: If I were you, I would buy that dress. (Nếu tôi là bạn, tôi sẽ mua chiếc váy đó.)

Cấu trúc câu điều kiện loại 2:

If + S + V2/Ved, S + would/could/… +  V(bare)

  • If clause – Mệnh đề if: If + S + V2/Ved (Thì quá khứ đơn)
  • Main clause – Mệnh đề chính: S + would/could/… +  V(bare) (Would/could… + động từ nguyên mẫu)

4. Câu điều kiện loại 3

Câu điều kiện loại 3 là dạng câu dùng để diễn tả một giả thiết không có thật ở quá khứ và kết quả đạt được cũng không có thật trong quá khứ.

Ví dụ: If I had done my homework, I wouldn’t have been punished. (Nếu tôi hoàn thành bài tập về nhà thì tôi đã không bị phạt.)

Cấu trúc câu điều kiện loại 3:

If + S + had + V3/Ved, S + would/could/ … + have + V3/Ved

  • If clause – Mệnh đề if: If + S + had + V3/Ved (Quá khứ hoàn thành)
  • Main clause – Mệnh đề chính: S + would/could/ … + have + V3/Ved (Would/could… + động từ ở dạng hiện tại hoàn thành)

5. Câu điều kiện hỗn hợp

Câu điều kiện hỗn hợp If 3 main 2 đưa ra một giả thiết không có thật trong quá khứ nhưng dẫn đến kết quả không có thật ở hiện tại.

Ví dụ: If Henry had graduated from a university, he would get this job now. (Nếu Henry tốt nghiệp đại học thì bây giờ anh ấy đã có việc làm.)

Câu điều kiện hỗn hợp If 2 – main 3 đưa ra một giả thiết không có thật trong quá khứ và cả hiện tại, dẫn đến một kết quả không có thật trong quá khứ.

Ví dụ: If the hotel bedroom were cleaner, they would have made better reviews. (Nếu phòng ngủ khách sạn ấy sạch hơn thì họ đã nhận xét tốt hơn.)

6. Đảo ngữ câu điều kiện

Đảo ngữ là hình thức đảo vị trí của chủ ngữ hay động từ trong câu nhằm nhấn mạnh thành phần nào đó trong câu.

Trong 3 loại câu điều kiện thì áp dụng mệnh đề “if” với “should” cho đảo ngữ câu điều kiện loại 1, đối với loại 2 sử dụng “were” và loại 3 sử dụng “had”.

Các từ “should”, “were” và “if” được đảo lên trước chủ ngữ và thay thế cho “if”. Đảo ngữ loại 2 và 3 thường được sử dụng phổ biến hơn so với loại 1.

Đảo ngữ câu điều kiện loại 1

Áp dụng cho các sự việc, hiện tượng có thể xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai.

Khi đảo ngữ, câu điều kiện loại 1 trở nên lịch sự, trang nhã hơn và mục đích cho việc đảo ngữ là để đưa ra lời đề nghị, nhờ vả một việc gì đó.

Cấu trúc đảo ngữ câu điều kiện loại 1:

Should + S + (not) + V(bare), S + will/may/should/can… + V(bare)

Ví dụ: If you meet her, please ask her to visit me at once.
–> Should you meet her, please ask her to visit me at once. (Nếu bạn gặp cô ấy, hãy mời cô ấy đến thăm tôi ngay lập tức.)

Đảo ngữ câu điều kiện loại 2

Áp dụng cho các sự việc, hiện tượng giả định và không có thực ở hiện tại hay không thể xảy ra ở hiện tại.

Khi đảo ngữ loại này, giả thiết đặt ra trong câu trở nên nhẹ nhàng hơn, thường được sử dụng để đưa ra lời khuyên một cách tinh tế, lịch sự và giảm tính sai khiến, áp đặt.

Cấu trúc đảo ngữ câu điều kiện loại 2:

Were + S + (not) + to + V(bare), S + would/could… + V(bare)
Hoặc
Were + S + (not) + N/ Adj, S + would/could… + V(bare)

Ví dụ: If I were you, I would not study this way.
–> Were I you, I would not study this way. (Nếu tôi là bạn thì tôi sẽ không học theo cách này.)

Đảo ngữ câu điều kiện loại 3

Áp dụng cho các sự việc, hiện tượng không có thật trong quá khứ, không xảy ra trong quá khứ.

Cấu trúc đảo ngữ câu điều kiện loại 3:

Had + S + (not) + V(pp), S + would/could… + have + V(pp)

Ví dụ: If it hadn’t been for your help, I wouldn’t have completed this work.
–> Had it not been for your help, I wouldn’t have completed this work. (Nếu không có sự giúp đỡ của bạn thì tôi đã không thể hoàn thành công việc.)

Đảo ngữ câu điều kiện hỗn hợp

Diễn tả sự tiếc nuối một hành động đã xảy ra trong quá khứ nhưng kết quả của hành động đó vẫn còn ảnh hưởng đến hiện tại.

Để đảo ngữ, chúng ta chỉ đảo ngữ mệnh đề if với cấu trúc giống câu điều kiện loại 3, mệnh đề sau giống câu điều kiện loại 2. Cấu trúc đảo ngữ câu điều kiện hỗn hợp:

Had + S + (not) + V(pp), S + would/could… + V(bare)

Ví dụ: If I had studied harder for this examination, I wouldn’t be disappointed now.
–> Had I studied harder for this examination, I wouldn’t be disappointed now. (Nếu tôi học chăm chỉ hơn cho kỳ thi này thì bây giờ tôi đã không thất vọng.)

Những lưu ý khi dùng câu điều kiện

Nếu mệnh đề phụ trong câu điều kiện ở dạng phủ định, ta có thể thay “if not” bằng “unless” mà không làm thay đổi nghĩa. 

Ví dụ:

  • If I don’t run, I will miss the bus. (Nếu tôi không chạy thì tôi sẽ lỡ chuyến xe bus.)
    –> Unless I run, I won’t miss the bus. (Trừ khi tôi chạy thì tôi sẽ không lỡ chuyến xe bus.)
  • If it doesn’t rain, I won’t bring an umbrella. (Nếu trời không mưa tôi sẽ không mang ô.)
    –> Unless it rains, I will bring an umbrella. (Trừ khi trời mưa thì tôi sẽ mang ô.)

Bài tập về câu điều kiện

Bài 1: Viết lại câu cho đúng

1. I suggest you should share this story with your parents.

–> If I were you, ……….

2. He doesn’t have enough money, so he can’t pay for his tuition fee.

–> If he had enough money, ……….

3. Because we live in a small flat, we cannot plant trees in it.

–> If we lived in a bigger flat, ……….

4. You should take some aspirin to prepare for when you get sick.

–> Take some aspirin in case, ………

5. Tom missed his train because he forgot the train schedule.

–> If he ………., he would not have missed his train.

Đáp án bài 1:

1. If I were you, I would share this story with my parents. 

2. If he had enough money, he could pay for his tuition fee.

3. If we lived in a bigger flat, we would/could plant trees in it.

4. Take some aspirin with you in case you get sick.

5. If he had not forgotten the train schedule, he would not have missed his train.

Bài 2: Chọn đáp án đúng

1. If you meet/met the President of the USA, what would you say?

2. Will/Would she be upset if we didn’t invite her to the party?

3. If I were/am you, I would not believe what he says.

4. I could have contacted her if I hadn’t/had lost her phone number.

5. We would have stayed/would stay if it hadn’t been so noisy.

Đáp án bài 2:

1. met

2. Would 

3. were

4. hadn’t

5. would have stayed

Bài viết trên đây, tôi đã tổng hợp kiến thức từ khái niệm, cấu trúc câu, cách dùng cũng như việc ứng dụng của các loại câu điều kiện trong Tiếng Anh. Tôi mong các bạn sẽ phần nào hiểu sâu hơn về ý nghĩa, vận dụng câu điều kiện một cách linh hoạt, chính xác, tự tin và tốt nhất nhé. Cảm ơn các bạn đã đọc và xin hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang