Thời gian gần đây, ngoài ứng dụng Monkey Junior thì ứng dụng Babilala cũng được nhiều hot Mon quảng cáo, giới thiệu rất nhiều. Chính vì thế, khi mà đi tìm ứng dụng tiếng Anh cho con thì nhiều mẹ bị phân vân không biết nên dùng Monkey Junior, hay Babilala.
Vậy nên, bài viết dưới đây mình sẽ review, so sánh Babilala và Monkey Junior chi tiết nhất, để các mẹ cân nhắc và lựa chọn được phần mềm tiếng Anh phù hợp nhất với bé nhà mình nhé!
So sánh Babilala và Monkey Junior
Là một người mẹ đã cho con dùng cả 2 phần mềm tiếng Anh này rồi, thì có một số nhận xét, so sánh Babilala và Monkey Junior như sau:
Những điểm giống nhau của 2 ứng dụng Babilala và Monkey Junior
Cả 2 app dạy tiếng Anh cho trẻ này đều rất hay có những điểm nổi bật riêng, xứng đáng để các ba mẹ lựa chọn. Dưới đây là những điểm giống nhau của 2 ứng dụng:
Đều có tính năng tính điểm: Sau mỗi bài học, Babilala và Monkey Junior đều có tính năng chấm điểm bằng sao tạo sự hứng thú cho các bé
Trò chơi: Cả 2 ứng dụng này đều có rất nhiều trò chơi thú vị ở mỗi bài học. Việc lồng ghép các trò chơi trong bài học sẽ giúp các bé vừa học vừa chơi và nhớ được từ vựng rất hiệu quả
Có thể học ở bất cứ đâu: Monkey Junior và Babilala không chỉ dùng online mà còn có thể dùng offline khi không có mạng, nên bạn có thể cho bé học được ở bất cứ lúc nào.
Mức độ thú vị và sinh động: Cả 2 ứng dụng tiếng Anh cho bé này đều có nội dung rất sinh động và thú vị. Giúp các bé có thể chơi hàng ngày được.
Thời gian học: Monkey Junior và Babilala đều được thiết kế thời gian học là 15 -20 phút cho mỗi lần học. Đây là thời gian lý tưởng để con tập trung học và cũng giúp bé không bị “nghiện” các thiết bị điện tử.
Điểm khách nhau
Dưới đây là một số điểm khác biệt của 2 ứng dụng này, các mẹ tham khảo để có cái nhìn khách quan cũng như có thể lựa chọn được ứng dụng phù hợp với con mình nhất
1. Độ tuổi để học
Phần mềm Monkey Junior các mẹ có thể áp dụng dạy cho con từ khi 1 – 2 tuổi cho đến khi con 10 tuổi. Theo nhiều mẹ thì có thể cho con tiếp xúc với tiếng Anh thông qua Monkey Junior từ khi mới trào đời. Nhưng mình thì không đồng ý với ý kiến này, vì thực sự khi con của mình còn quá nhỏ thì không nên cho bé tiếp xúc với điện thoại, máy tính nhiều.
Còn với ứng dụng Babilala thì ba mẹ phải chờ con lớn hơn một chút, có nhận thức tốt hơn là khoảng 2-3 tuổi mới có thể học được và độ tuổi học cũng bị giới hạn hơn.
2. Phát triển kỹ năng – khả năng tương tác
Về phần này thì Babilala được cộng 1 điểm, bởi ứng dụng Babilala có tính tương tác rất cao, các bé rất thích giúp trẻ phát triển đồng thời cả 4 kỹ năng tiếng Anh: Nghe, nói, đọc, viết
Còn Monkey Junior thì tính tương tác không cao bằng Babilala và chỉ giúp bé phát triển được 2 kỹ năng là: Nghe và Nói.
Tuy nhiên Monkey Junior lại xây dựng học bài học từ đơn giản đến phức tạp giống như chúng ta học tiếng Việt, giúp con tiếp thu kiến thức dễ dàng hơn. Có được một hệ thống từ vựng rất phong phú. Ngoài ra các phương pháp chụp hình nguyên từ (Flash Card) của tiến sỹ Glenn Doman & phương pháp Đa Giác Quan của tiến sỹ Robert Titzer trong ứng Monkey Juniorsẽ giúp trẻ phát triển não bộ & tăng cường trí tuệ, khả năng ngôn ngữ.
3. So sánh Babilala và Monkey Junior về nội dung bài học
Cha mẹ nên cho con học Monkey Junior trước, để con phát triển ngôn ngữ được tốt nhất. Có thể kết hợp giữa Monkey Junior và các bài hát trên Youtube nếu ba mẹ thích tính năng học ngoại ngữ qua video của Babilala.
Nội dung bài học của Monkey junior khá lớn:
- 3000 từ vựng tiếng anh kèm hình ảnh, video giải thích minh họa
- 6000 mẫu câu hoàn chỉnh
- 200 quy luật phát âm chuẩn
- 10,000 audio giọng đọc chuẩn người bản xứ
- Với 56 chủ đề khác nhau cho bé lựa chọn.
Bài học của Monkey Junior được xây dựng trên lộ trình cá nhân hóa, dựa vào độ tuổi, chủ đề lựa chọn yêu thích của bé để tạo lên lộ trình học cho từng bé khác nhau.
Nội dung bài học của Babilala khá phong phú:
- 3000 từ vựng kèm hình ảnh mình họa phong phú
- 300 mẫu câu giao tiếp cơ bản
- Với 75 chủ đề khác nhau
- 5000 trò chơi tương tác cho bé
- Học tiếng Anh qua 100 bài hát
Bài học được xây dựng theo lộ trình từ dễ tới khó tăng dần, trong mỗi bài học đều có sự xuất hiện của người bạn đồng hành cú mèo và những cô giáo người nước ngoài hướng dẫn.
4. Cơ chế học và cách truyền đạt
Trong mỗi bài học, Babilal xây dựng tình huống dưới sự dẫn dắt của giáo viên bản ngữ cùng nhiều hiệu ứng hoạt hình sinh động. Trong đó lồng ghéo vào nhiều từ vựng mới, các mẫu câu hoàn chỉnh để cho bé học theo.
Thầy cô bản xứ sẽ trực tiếp diễn giải, dẫn dắt câu chuyện, đôi khi còn tương tác trực tiếp và yêu cầu bé phát âm theo một từ vựng nào đó. Nhờ ứng dụng công nghệ ISpeak, hệ thống sẽ tự động phân tích, kiểm tra phát âm và chỉnh sửa, để bé phát âm chuẩn người bản xứ. Trong ứng dụng Babilala, bé còn được nhập vai và tương tác với nhiều tình huống được xây dựng một các tự nhiên, để bé ghi nhớ và ứng dụng tiếng Anh tốt hơn trong cuộc sống.
Còn với ứng dụng Monkey Junior, sẽ được thiết kế bài học gồm từ vựng, phát âm và mẫu câu hoàn chỉnh, không có câu chuyện dẫn dắt của giáo viên.
Với mỗi từ vựng bé sẽ được xem hình ảnh tiếng động, đặc tính để mô tả từ vựng. Ví dụ với từ vựng CAT, bé sẽ được nhìn thấy hình ảnh con mèo, tiếng kêu, cách đi đứng để mô tả từ vựng đó một các thực tế nhất. Trong suốt bài học, Monkey Junior sẽ lồng ghép nhiều trò chơi tước tác để bé vừa học, vừa ôn luyện một các hiệu quả nhất.
Monkey Junior thiết kế bài học đơn giản hơn Babilala, bởi chỉ có hình ảnh từ vựng và Audio để bé nhỡ kỹ từng từ vựng. Vì thế, với ứng dụng Monkey Junior các bé chưa biết nói, chưa biết đọc vẫn có thể học theo được. Còn với những lớn hơn thì có thể nói, phát âm theo những từng vựng trong ứng dụng
5. Giá của 2 ứng dụng Babilala và Monkey Junior
Ứng dụng Babila có mức giá nhỉnh hơn một chút so với Monkey Junior. Cụ thể:
Monkey Junior:
Thời gian | Monkey Junior | Babilala |
---|---|---|
1 năm | 699.000đ | 890.000đ |
Trọn đời | 1.499.000đ | 1.490.000đ |
Vậy nên cho con học Babilala hay Monkey Junior
Theo mình thì thấy cả 2 ứng dụng này đều rất hay, Babilala thì có tính tương tác cao, còn Monkey Junior thì có hệ thống bài học rất chỉnh chu phù hợp với cả các bé còn ít tuổi.
Bản thân mình thì mình vẫn thích Monkey Junior hơn, nhưng các mẹ cứ tham khảo thêm cân nhắc, nên chọn ứng dụng nào phù hợp với tuổi cũng như sở thích của con mình nhất, chỉ khi con thích thì việc học mới có hiệu quả.
Cũng như nhà mình, mình thì thích Monkey Junior, nhưng con mình lại thích Babilala hơn.
Mong rằng với bài so sánh Babilala và Monkey Junior ở trên sẽ phần nào giúp ích được các mẹ trong quá trình tìm ứng dụng học tiếng Anh tốt cho con yêu của mình nhé!